Mắc bệnh thủy đậu nên tắm lá gì để nhanh khỏi?

Bệnh thủy đậu thường xuyên có mặt ở trẻ em, bệnh này có tốc độ lây lan nhanh và khá nguy hiểm. Bên cạnh điều trị thuốc thì bệnh nhân nên kết hợp điều trị bằng phương pháp dân gian, vậy khi mắc bệnh thủy đậu nên tắm lá gì để nhanh khỏi?
Mắc bệnh thuỷ đậu kiêng gì

Hình ảnh

Trong dân gian hay sử dụng lá kinh giới trị thủy đậu
Mắc bệnh thủy đậu tắm lá gì?
Lá kinh giới

Từ lâu loại lá này được xem là một loại dược liệu, có tác dụng kháng viêm tốt, có tác dụng làm khô những vết mụn một cách nhanh chóng.
Chỉ cần khoảng 100 lá kinh giới rửa sạch, tiếp theo đun sôi với 3 lít nước khoảng 30 phút. Sau khi nước sôi thì pha với nước lạnh để tạo ra một hỗn hợp ấm ấm. Sử dụng khăn mềm, nhúng nước rồi lau mình, những nốt thủy đậu sẽ bay hết.

Bệnh thủy đậu, dân gian hay gọi là bệnh trái rạ, là một chứng bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp có thể xảy ra ở trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cần hết sức lưu ý để áp dụng các…
Lá sầu đâu
Đun sôi 300 gam lá sầu đâu trong thời gian 30 phút rồi pha với nước lạnh. Dùng nước này để tắm sẽ có tác dụng giảm ngứa, đồng thời giúp những tổn thương ở da phục hồi nhanh hơn.
Lá tre
Muốn điều trị bệnh thủy đậu nhanh và bớt tình trạng ngứa ngáy thì hãy dùng lá tre nấu nước sau đó pha với nước lạnh để tắm, bệnh sẽ được thuyên giảm nhanh chóng.
Tuy nhiên phải chọn những lá sạch, nếu không sẽ dễ bị nhiễm trùng hoặc viêm da.
Tắm nước lá tre giúp cho người bệnh thủy đậu đỡ ngứa
Kết hợp các loại lá
Bên cạnh một số loại lá dùng để tắm thì bệnh nhân thủy đậu có thể áp dụng những bài thuốc dân gian sau đây:
Bài thuốc thứ nhất
• 30gr lá dâu tằm tươi rửa sạch
• 20gr cỏ mầm chầu tươi rửa sạch, thái ngắn
• 20gr lá tr tươi
• 20gr cam thảo đất tươi thái ngắn
Sắc với 1 lít nước dun cho tới khi còn 300ml. Để nguội rồi cho trẻ uống trong ngày (chia thành 7-10 lần).
Bài thuốc thứ hai
• 30gr vỏ đậu xanh (hoặc đậu xanh cả vỏ)
• 20gr rau om tươi rửa sạch
• 16gr quả dành dành
• 12gr rễ cỏ tranh
Sắc thuốc thành 2 lần. Sắc lần 1 đổ 1lit nước đun cho đến khi còn 300ml. Lần 2 sắc với 600ml nước đun đến khi còn 200ml. Dồn thuốc củ hai lần sắc lại với nhau cô động sao cho còn 300ml rồi để nguội cho trẻ uống thành hai lần.
Các nguyên liệu có thể sử dụng để tắm khác
Ngoài những loại lá thuốc có trong thiên nhiên, ta cũng có thể tận dụng một số nguyên liệu an toàn sau để dùng khi tắm. Những nguyên liệu này hoàn toàn không gây hại, không gây kích ứng da, hỗ trợ làm sạch da và ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả.
Baking Soda
Baking Soda có tác dụng làm giảm kích ứng và mẩn đỏ của những nốt thủy đậu, hỗ trợ giảm sưng viêm hiệu quả.
Cách dùng:
Trộng 1/2 thìa cafe baking soda với nước, thấm hỗn hợp bằng bọt biển và áp nhẹ lên các nốt mụn thủy đậu, nhẹ tay để tránh làm vỡ các nốt mụn. Chờ hỗn hợp khô lại để giảm ngứa.
Mỗi lần vệ sinh da với 3 muỗng lớn baking soda. Ngoài ra ta cũng có thể hòa baking soda với nước ấm và ngâm người khoảng 5 phút để giảm thiểu các cơn đau rát, ngứa.
Bột yến mạch
Ta cũng có thể tắm với bột yến mạch để làm dịu các cơn ngứa và rát bởi các nốt phát ban.
Cách dùng:
Xay nhuyễn 2 chén bột yến mạch với nước ấm trong máy xay sinh tố. Khi hỗn hợp mịn lại, hòa cùng nước ấm và ngâm người để giảm ngứa hiệu quả.
Muối khoáng
Muối khoáng vốn là sản phẩm chăm sóc da khi tắm hiệu quả, và rất hữu dụng kể cả khi da bị thủy đậu. Trong muối khoáng có chứa các tinh chất, sulfat, magie… hỗ trợ giảm viêm, ngứa và làm dịu.
Cách dùng:
Pha 2 chén nhỏ muối khoáng vào bồn tắm nước ấm, hòa tan và ngâm người khoảng 15 phút sau đó lau người nhẹ nhàng với khăn mềm là được.
Lưu ý khi tắm trong thời gian bị thủy đậu
Bên cạnh đó, người bị thủy đậu cũng cần lưu ý một số điều sau khi vệ sinh thân thể:
– Thường xuyên giữ cơ thể sạch sẽ, nhưng hạn chế sử dụng xà phòng.
– Khi tắm nên nhẹ nhàng, tránh gãi, cạy, làm vỡ các nốt mụn mủ.
– Một số sai lầm khi điều trị thủy đậu như bôi quá nhiều dung dịch xanh methylen, tắm lá các loại mà không kiểm tra kĩ lưỡng, kiêng quá kĩ gió, nước nên không hề tắm… dẫn đến nguy cơ bệnh trầm trọng hơn.
– Không nên để các nốt thủy đậu mưng mủ, chuyển đục, hiện nhiều và nên đến gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu này nhằm tránh.
– Lưu ý điều trị dù là theo Đông Y hay Tây Y cũng đều cần có sự hướng dẫn của bác sĩ để khả năng hồi phục hiệu quả hơn.
Đây là những loại lá cây và những bài thuốc dân gian điều trị bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, chỉ mang tính chất tham khảo không được giới Tây Y khuyến khích, không phải bất kỳ ai cũng có thể áp dụng những phương pháp trên, vì da trẻ em rất mỏng, dễ bị kích ứng cho nên khi áp dụng những phương pháp trên rất dễ bị viêm da hoặc làm cho những nốt mụn ngày càng bị lở loét ra. Như vậy, tốt nhất các bạn nên áp dụng phương pháp khoa học để bệnh nhanh lành.

Published
Categorized as Journal