Các mẹo dân gian chữa bệnh quai bị

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên. Bất kể ai dù người lớn hay trẻ em đều có nguy cơ mắc bệnh, tuy nhiên trẻ em trong độ tuổi từ 5-15 có khả năng mắc bệnh cao hơn cả. Biểu hiện ban đầu của lên quai bị thường là tình trạng sốt cao, sưng đau tuyến mang tai, lúc đầu sưng một bên sau lan sang cả 2 bên, amidan sưng to, đau nhức mỗi khi nuốt nước bọt, cơ thể mệt mỏi, tinh thần chán nản, khó chịu.

>> Tìm hiểu thêm: bệnh quai bị kiêng bao lâu

Hình ảnh

Thông thường quai bị ở người lớn sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày, sau 10 ngày sẽ giảm được đến 95% bệnh, tuy nhiên với những trường hợp gặp biến chứng do quai bị bệnh sẽ kéo dài thêm từ 1-2 tuần nữa.

Theo y học cổ truyền, quai bị là bệnh gì thuộc vào chứng “ôn độc” do nhiệt tà xâm nhập vào kinh thiếu dương từ đó gây ra bệnh. Để điều trị bệnh được hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng được tốt nhất, người bệnh cần thực hiện đúng theo các hướng dẫn sau đây.

1.Tham khảo bài thuốc mẹo dân gian chữa quai bị

Bài thuốc uống

Bài 1: Tìm rễ cây rẻ quạt tươi hay còn gọi là cây xạ can, lấy khoảng 10-15g sắc lấy nước uống hàng ngày, 1 thang chia làm 2 lần uống. Thực hiện liền trong 1 tuần hoặc đến khi nào bệnh khỏi hẳn

Bài 2: Tìm rễ chàm mèo hay còn gọi là bản lam căn, phơi khô, sao vàng. Ngày 10g sắc lấy nước uống, chia ra làm 2 lần/ngày.

Hoặc để mang lại tác dụng hiệu quả hơn, bạn nên kết hợp 18g rễ chàm mèo với 15g xích tiểu đậu, 6g thạch bì, 6g kim ngân hoa, 3g cam thảo và sắc uống ngày 1 thang chia làm 2 lần. Dùng khoảng 4 thang sẽ thấy hiệu quả.

Bài 3: Lấy 40g vỏ cây gạo, cạo bỏ phần vỏ giấy bên ngoài sau đó thái phiến, đem sao vàng. Ngày sắc 1 thang cũng chia làm 2 lần uống.

Bài thuốc bôi

Bài 1: 4 hạt gấc đem đốt thành than và cắt một ít chiếu rách cũng đốt thành than, sau đó trộn 2 nguyên liệu này với nhau, hòa thêm ít dầu vừng tạo thành hỗn hợp sệt, đắp hỗn hợp này vào chỗ quai bị sưng. Để sau 30 phút thì rửa sạch.

Bài 2: Lấy phần nhân hạt gấc mài vào giấm hoặc rượu trắng khoảng 10ml, lấy hỗn hợp rượu gấc này bôi nhiều lần vào chỗ sưng đau.

Bài 3: Tìm lá muồng trâu, giã nhỏ, lọc lấy nước cốt. Dùng nước cốt lá muồng trâu trộn với thuốc lào, bôi vào vùng má bị sưng ngày vài lần.

Người quai bị cần kiêng gì? 

Ngoài việc điều trị quai bị bằng những phương pháp dân gian vừa kể ở trên, người bệnh cần nhớ:

+ Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, khám sức khỏe định kỳ
+ Kiêng gió, kiêng nước lạnh, kiêng làm việc nặng: Trong thời gian bị quai bị, tốt nhất người bệnh nên nằm nghỉ ngơi tại chỗ, không hoạt động nhiều
+ Ăn uống đúng cách, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, thực phẩm cần được chế biến dưới dạng cháo, súp…nhằm giúp bệnh nhân dễ hấp thụ hơn
Kết hợp đồng thời bài thuốc uống, bài thuốc đắp và chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân trong suốt thời kỳ mắc bệnh, chắc hẳn chẳng biến chứng nào dám kéo đến.

Vấn đề liên quan:
biểu hiện quai bị ở nữ
biểu hiện quai bị ở nam
bệnh quai bị lây qua những đường nào
bệnh quai bị khi nào hết
cách chữa quai bị
———————
>>Tham khảo thêm: http://tintuccapnhatonline24h.blogspot. … n-nen.html